Sinh thái và môi trường Sông_Hằng

Cá heo sông Hằng

Bài chi tiết: Cá heo sông Hằng
Cá heo sông Hằng dưới nét vẽ của Whymper và P. Smit, 1894.

Cá heo sông Hằng từng được sử dụng trong các trường học lớn ở các trung tâm đô thị ở cả sông Hằng và sông Brahmaputra, hiện nay bị đe dọa nghiêm trọng do ô nhiễm và việc xây đập. Số cá thể của chúng hiện giảm xuống còn 1/4 so với số lượng cách đây 15 năm, và hiện đã tuyệt chủng ở một số nhánh chính của sông Hằng.[31] Một cuộc khảo sát gần đây của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên chỉ thấy còn 3000 cá thể thuộc lưu vực của hai sông này.[32]

Cá heo sông Hằng là một trong 4 loài cá heo nước ngọt trên thế giới. Ba loài khác là cá heo sông Dương Tử (Lipotes vexillifer) sống trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, hiện có thể đã tuyệt chủng; bhulan của sông Ấn ở Pakistan; và boto của sông Amazon ở Brazil. Có nhiều loài cá heo biển mà dãi phân bố của chúng cũng bao gồm các môi trường nước ngọt, nhưng 4 loài này là các loài chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt ở sông hoặc hồ.[33]

Cạn kiệt nguồn nước

Cùng với sự gia tăng ô nhiễm chưa từng thấy, sự cạn kiệt nguồn nước ngày càng trở nên tệ ở dòng sông này. Một số đoạn sông đã cạn kiệt hoàn toàn. Khu vực quanh Varanasi, dòng sông từ có độ sâu trug bình 60 mét (200 ft), nhưng ở một số nơi hiện nay chỉ sâu 10 mét (33 ft).[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_Hằng http://www.britannica.com/EBchecked/topic/285248/I... http://www.cleanganga.com/newsletter/index.php http://www.economist.com/world/asia/displaystory.c... http://factsanddetails.com/world.php?itemid=1343&c... http://books.google.com/books?id=-fvKVDxcJoUC http://books.google.com/books?id=0obUy_W9NREC http://books.google.com/books?id=7WLUWxIcyogC http://books.google.com/books?id=B0j0hRgWsg8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=J57C4d8Bv6UC http://books.google.com/books?id=MALacgnsroMC